0

Tiền thân của SHH, Telnet là gì và cơ chế hoạt động của nó

Mình rất vinh dự khi bài viết này được mọi người đọc. Đây là bài viết về Telnet, được mình tổng hợp từ nhiều nguồn. Có thể còn nhiều thiếu sót rất mong mọi người bỏ qua và góp ý. Mục đích của mình là chia sẻ để luyện tập khả năng tổng hợp thông tin và cải thiện kỹ năng viết. Mình rất mong nhận được góp ý từ mọi người để hoàn thiện hơn nữa.

Cảm ơn mọi người đã dành thời gian đọc!

Telnet là gì?

Telnet là một giao thức dùng để kết nối với internet hay mạng LAN, cho phép người dùng truy cập vào các máy tình cà thiết bị từ xa qua mạng. Giao thúc này cung cấp một số phương thức đơn giản thông qua giao diện dòng lệnh để có thể tương tác với hệ thống

Vì sao người ta lại tạo ra Telnet

Khi bắt đầu tìm hiểu về một vấn đề, tôi luôn có thói quen nghiên cứu bối cảnh và lí do ra đời của nó, xuất phát từ nhu cầu nào của con người. Tôi đặc biệt chú trọng tính ứng dụng. Vì thế tôi luôn quan tâm một sản phẩm, một nghiên cứu, hay một sáng kiến nào đó, được tạo ra để giải quyết những vấn đề gì. Trong bài viết này, tôi cũng sẽ trình bày sơ lược về bối cảnh ra đời của Telnet vào thời điểm đó (bạn có thể bỏ qua nó nếu không quan tâm về lịch sử ra đời).

  1. Bối cảnh ra đời của Telnet và các vấn đề trước đó: Trước khi Telnet ra đời, các kỹ sư gặp phải nhiều vấn đề về kết nối, điều khiển và chia sẻ dữ liệu giữa các máy tính từ xa. Thực tế, lúc bấy giờ, mỗi máy tính hoạt động như một hệ thống độc lập, không có phương thức chuẩn để kết nối hoặc điều khiển từ xa.
  2. Các khó khăn khi kết nối từ xa: Kết nối qua đường dây (modem analog): Các máy tính lớn như mainframe thường được đặt cố định tại một nơi, và người dùng phải kết nối từ xa qua các đường dây điện thoại, gây ra rất nhiều trở ngại về thời gian và chi phí, đặc biệt khi khoảng cách quá xa. Khó khăn trong việc di chuyển: Việc di chuyển máy tính lớn là rất khó khăn, vì thế máy tính phải được đặt cố định. Điều này gây khó khăn khi cần truy cập và sử dụng chúng từ xa.
  3. Khó khăn trong điều khiển và tương tác từ xa: Thời gian chờ đợi và xử lý: Việc người dùng phải gửi yêu cầu đến máy trung tâm rồi chờ đợi kết quả trả về rất tốn thời gian, đặc biệt khi xảy ra lỗi hay cần chỉnh sửa yêu cầu. Điều này càng trở nên bất tiện khi người dùng không thể trực tiếp chỉnh sửa và phải gửi lại yêu cầu. Tình trạng thiếu hiệu quả: Khi không thể điều khiển từ xa, việc yêu cầu sự can thiệp của người có mặt tại máy để sửa lỗi, thay đổi cấu hình cũng dễ dẫn đến sai sót trong chỉ dẫn và mất thời gian.
  4. Tận dụng tài nguyên máy tính không hiệu quả: Các máy tính mạnh mẽ lúc bấy giờ chỉ phục vụ cho một người dùng tại một thời điểm. Điều này thực sự lãng phí khi một máy tính có khả năng xử lý công việc của nhiều người cùng lúc nhưng lại bị giới hạn do việc không thể kết nối từ xa.
  5. Khó khăn khi trao đổi dữ liệu: Chuyển dữ liệu giữa các máy tính: Trước khi có phương pháp kết nối chuẩn, việc chuyển dữ liệu giữa các máy tính phải thông qua các thiết bị lưu trữ vật lý như ổ đĩa hay băng từ. Quá trình này không chỉ tốn thời gian mà còn không hiệu quả.
  6. Vấn đề thiếu chuẩn tương tác giữa các hệ thống: Các máy tính không thể giao tiếp với nhau nếu chúng không cùng loại, vì mỗi hãng sản xuất và hệ điều hành lại có một giao thức kết nối riêng. Điều này khiến cho việc trao đổi dữ liệu và điều khiển máy tính trở nên khó khăn. Các điểm mạnh của telnet khắc phục những khó khăn trước đó. Telnet là giao thức của mạng ARPANET

Bước tiến đột phá kết nối từ xa

Với những khó khăn ở thời điểm đó, Sự ra đời của mạng ARPANET và giao thức Telnet là một bước tiến lớn để đáp ứng những nhu cầu kết nối lúc bấy giờ.

Ở bài này mình chỉ nói về giao thức Telnet, nên sẽ bỏ qua mạng ARPANET

Telnet với những bước tiến trong kết nối từ xa: Kết nối từ xa chuẩn hóa: cung cấp giao thức dùng chung để kết nối mạng. Người dùng từ đây chỉ cần ngồi một chỗ với máy tính riêng và đăng nhập vào các máy khác qua mạng Điều khiển trong thời gian thực: thời gian tương tác giữa hai chiều gần như là tức thì Hỗ trợ chia sẻ tài nguyên Tương tác đa hệ thống với một giao thức dùng chung

Cơ chế hoạt động kết nối giữa 2 máy

  • Đầu tiên client sẽ gửi một yêu cầu kết nối đến server qua kết nối TCP port 23.

TCP sẽ thực hiện một quy trình Three-Way Handshake.

  • Máy gửi gửi một gói SYN tới máy nhận
  • Máy nhận sẻ gửi trả llại gói tin gồm ACK, SYN để xác nhận nếu kết nối thành công
  • Máy gửi sẽ gửi gói ACK để xác nhận kết nối đã được thiết lập
  • Server sẽ cần người dùng xác thức bằng tài khoản và mật khẩu. Sau đó mói mở ra phiên làm việc
  • Người dùng đã có thể ra lệnh qua giao diên dòng lệnh

Hạn chế của Telnet

Telnet có hạn chế về khả năng bảo mật khi tài khoản và mật khẩu của người dùng khi gửi đi không được mã hóa. Điều này tạo điều kiện rất lớn để cho các hacker có thể đánh cắp thông tin. SSH đã kế thừa và khắc phục hạn chế này

Kết luận

Telnet là một trong những giao thức đầu tiên giúp kết nối và điều khiển máy tính từ xa qua mạng. Mặc dù nó đã giúp giải quyết nhiều vấn đề trong việc chia sẻ tài nguyên và tương tác từ xa, nhưng với những hạn chế về bảo mật, Telnet đã dần được thay thế bằng SSH, một giao thức an toàn và hiệu quả hơn.

Tham khảo

telnet-la-gi-tong-hop-ve-telnet-cac-lenh-telnet-can-biet

What Is TCP

Telnet Explained: What Is It and How It Works?


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí